Visa Thương Mại Việt Nam 2022 – Visanhanh.edu.vn

Đối với người nước ngoài vào làm việc tại Việt nam, những vấn đề xoay quanh visa thương mại là điều thu hút được nhiều sự quan tâm. Theo quy định nhập cảnh của Việt Nam, người nước ngoài muốn vào Việt Nam làm việc, kinh doanh, đầu tư, họp, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam đều cần phải xin thị thực thương mại Việt Nam.

Các câu hỏi thường gặp bao gồm điều kiện xin visa thương mại, hồ sơ, thủ tục xin visa thương mại Việt Nam, cũng như chi phí, và điều kiện gia hạn để lưu trú dài hạn tại Việt Nam!

Cùng Visanhanh.edu.vn tìm hiểu các thông tin quan trọng và thiết yếu trên để hỗ trợ cho quá trình công tác, hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhé.

1. Visa thương mại Việt Nam là gì?

Visa thương mại Việt Nam

Visa thương mại Việt Nam, hay còn gọi là visa doanh nghiệp (ký hiệu cũ là visa DN), visa công tác, có ký hiệu là visa DN1 và DN2.

Đây là loại thị thực dành cho nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc, công tác và cả du lịch dài hạn tại Việt Nam.

Visa thương mại Việt Nam được chia làm 02 loại tương đương với 2 nhóm đối tượng cụ thể thuộc diện được cung cấp visa thương mại chính xác như sau:

Visa DN1 – cấp cho khách hàng người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam

Visa DN2 – cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động liên quan khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Bao nhiêu nước được miễn visa thương mại Việt Nam? Quy định như thế nào?

Hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao thương, hợp tác quốc tế dễ dàng hơn, người nước ngoài từ một số quốc gia đến Việt Nam sẽ được miễn visa thương mại trong một khoảng thời gian từ 14 ngày đến 90 ngày. Danh sách các quốc gia được miễn visa thương mai Việt Nam cùng thời hạn được miễn tương đương, chi tiết cụ thể như bài viết sau:

Nhóm các quốc gia được miễn visa thương mại Việt Nam tối đa 14 ngày: Brunei và Myanmar

Nhóm các quốc gia được miễn visa thương mại Việt Nam tối đa 15 ngày: Belarus, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Na Uy, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Nhật Bản, Vương quốc Anh (không bao gồm BNO)

Cá nhân Philippines được miễn visa thương mại Việt Nam tối đa 21 ngày

Nhóm các quốc gia được miễn visa thương mại Việt Nam tối đa 30 ngày: Campuchia, Indonesia, Kyrgyzstan, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan

Nhóm các quốc gia được miễn visa thương mại Việt Nam tối đa 90 ngày: Chile, Panama, Người có thẻ APEC

3. Điều kiện xin visa thương mai Việt Nam

Người nước ngoài có nhu cầu xin visa thương mại Việt Nam được tư vấn đảm bảo đủ các điều kiện tổng quan sau nếu muốn thủ tục được xét duyệt thành công:

  • Người ngước ngoài không nằm trong danh sách bị cấm nhập cảnh Việt Nam
  • Có công ty uy tín bảo lãnh thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
  • Có hộ chiếu hợp lệ, còn hạn ít nhất 6 tháng từ ngày nhập cảnh Việt Nam và còn ít nhất 02 trang trống
  • Có đầy đủ hồ sơ theo quy định, bao gồm:
    • đơn xin cấp thị thực thương mại Việt Nam đã được điền đầy đủ thông tin theo quy định
    • ảnh chân dung có kích thước 4*6cm (2*2inch), phông nền màu trắng, nhìn rõ mặt và ngũ quan, không đeo kính, chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

4. Thủ tục xin visa thương mại Việt Nam đơn giản nhất

Thủ tục xin visa thương mại Việt Nam

Hiện nay ngoài cách xin visa thương mại truyền thống bằng hình thức làm thủ tục trực tiếp tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài và xin thị thực thương mại lấy tại sân bay, theo sự phát triển của công nghệ còn có thêm hình thức xin thị thực thương mại điện tử (hay còn được gọi là eVisa) vô cùng tiện lợi, nhanh chóng.

Để thực hiện thủ tục xin visa thương mại Việt Nam, người làm thủ tục cần chuẩn bị và tiến hành theo trình tự cần thiết được hướng dẫn sau, khác nhau ở mỗi phương thức. Cùng tìm hiểu cách thực hiện thủ tục xin visa thương mại Việt Nam bằng mỗi hình thức và các đặc điểm đi kèm nhé.

4.1. Thủ tục xin thị thực thương mại Việt Nam tại ĐSQ/LSQ Việt Nam tại nước ngoài

Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh

Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ chuẩn bị các tài liệu giấy tờ sau:

  • Bản photo hộ chiếu của người nước ngoài đang cần xin visa
  • Bản sao y Đăng ký kinh doanh của Công ty bảo lãnh
  • Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài NA2
  • Mẫu NA16
  • các giấy tờ khác theo đề nghị của Cục xuất nhập cảnh

Mục đích: xin công văn bảo lãnh nhập cảnh

Nộp tại: Cục xuất nhập cảnh Việt Nam

Thời gian xét duyệt: 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ thực hiện những công tác sau nếu hồ sơ được xét duyệt thành công:

  • cấp cho công ty bảo lãnh Công văn nhập cảnh
  • fax công văn yêu cầu dán tem visa tới văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán đã đăng ký.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để dán tem thị thực thương mại

Người nước ngoài sẽ in công văn được phía Công ty bảo lãnh liên hệ gửi, kèm theo đó chuẩn bị các giấy tờ sau để xin dán tem visa:

  • tờ khai xin cấp visa theo yêu cầu
  • hộ chiếu gốc
  • ảnh chân dung; và
  • phí dán tem visa (tùy thuộc vào từng Đại sứ quán/tổng lãnh sự quán)
  • các giấy tờ khác theo yêu cầu của Đại sứ quán/tổng lãnh sự quán

Bước 3: Dán tem visa

Người nước ngoài sẽ nộp các hồ sơ theo yêu cầu đến văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán đã đăng ký, theo 1 trong 2 hình thức trực tiếp hoặc gửi bưu điện tùy theo quy định của nơi nhận.

Khi được cấp visa, người nước ngoài sẽ được dán tem visa lên hộ chiếu, và có thể sử dụng tem visa đó để nhập cảnh và làm việc tại công ty bảo lãnh tại Việt Nam.

4.2. Thủ tục xin visa thương mại cấp tại sân bay Việt Nam

Xin visa thương mại cấp tại sân bay cũng tựa như xin visa thương mại tại Đại sứ quán với quy trình gồm 03 bước. Tuy nhiên, thay vì dán tem visa tại Đại sứ quán, người nước ngoài sẽ dán tem visa tại sân bay Việt Nam khi nhập cảnh vào Việt Nam làm việc/công tác.

Bước 1: Xin công văn bảo lãnh nhập cảnh

Công ty bảo lãnh chuyên nghiệp tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ xin giải quyết cấp công văn bảo lãnh nhập cảnh tại Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam, và gửi kết quả là file .pdf tới cho người nước ngoài chuẩn bị nhập cảnh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để dán tem thị thực

Người nước ngoài sẽ cần chuẩn bị:

  • bản in tờ công văn bảo lãnh nhập cảnh
  • Tờ khai xin cấp visa đã điền đầy đủ thông tin, ký tên và dán ảnh theo quy định
  • hộ chiếu gốc
  • phí dán tem:
    • 25 USD đối với visa nhập cảnh 1 lần
    • 50 USD đối với visa 3 tháng được nhập cảnh nhiều

Bước 3: Dán tem visa tại sân bay Việt Nam

Người nước ngoài sẽ đi đến bục Visa và xuất trình các loại giấy tờ theo yêu cầu cho Cán bộ Xuất nhập cảnh tại sân bay Việt Nam, nộp phí dán tem để dán tem visa DN1/DN2 vào hộ chiếu, và hoàn thành các thủ tục để nhập cảnh Việt Nam.

4.3. Thủ tục xin visa thương mại điện tử online

Visa thương mại Việt Nam online

Hình thức xin eVisa chỉ dành cho công dân của 80 quốc gia, người làm thủ tục cần tìm hiểu kỹ xem quốc gia của mình có nằm trong danh sách này không. Đồng thời nếu muốn làm việc lâu dài tại Việt Nam, xin giấy phép lao động và làm thẻ tạm trú, thì eVisa thương mại không phải là lựa chọn được khuyến khích ì một số lý do cần được lưu ý như sau:

  • Visa thương mại điện tử chỉ có hiệu lực trong 30 ngày, 01 lần nhập cảnh, và không thể gia hạn tại Việt Nam.
  • Thời gian xử lý đơn yêu cầu cấp visa điện tử thường mất ít nhất 3 ngày làm việc, có thể kéo dài lâu hơn tùy thuộc vào lượng đơn đăng ký gửi tới Cục xuất nhập cảnh tại cùng thời điểm.
  • Hiện chưa hỗ trợ cho người nước ngoài chuyển đổi eVisa sang thẻ tạm trú
  • Thủ tục xin eVisa có thể được thực hiện bởi cả người nước ngoài hoặc công ty bảo lãnh.

Nếu người nước ngoài tự xin eVisa thương mại

  • Truy cập vào Cổng thị thực điện tử của Cục xuất nhập cảnh Việt Nam, hoàn thành đơn đăng ký thị thực với mục đích “Business Activities”
  • Tải ảnh hộ chiếu và chân dung rõ ràng, không bị bóng lên hệ thống
  • Thanh toán chi phí visa 25 USD và chờ đến khi có kết quả
  • Kết quả hồ sơ đăng ký được chấp thuận thể tra cứu tại mục tra cứu hồ sơ visa để tải visa về và sử dụng để nhập cảnh Việt Nam.

Đơn vị mời/bảo lãnh xin eVisa thương mại cho khách

  • Đăng ký tài khoản trên Cổng thị thực điện tử theo quy định
  • hoàn thành tờ khai, tải ảnh chân dung và ảnh hộ chiếu của người nước ngoài lên hệ thống
  • Đơn đăng ký sau khi được xét duyệt, đơn vị mời/ bảo lãnh tải eVisa xuống và gửi cho người nước ngoài để in ra, trình làm thủ tục nhập cảnh tại Việt Nam.

5. Visa thương mại Việt Nam có thời hạn bao lâu?

Visa thương mại Việt Nam chia theo thời hạn có 4 loại như sau:

  • visa 1 tháng 1 lần nhập cảnh
  • visa 1 tháng nhiều lần nhập cảnh
  • visa 3 tháng 1 lần nhập cảnh
  • visa 3 tháng nhiều lần nhập cảnh.

Trước kia, visa thương mại Việt Nam còn 1 loại khác có thời hạn 1 năm nhiều lần nhập cảnh, dành cho khách quốc tịch Hoa Kỳ (Mỹ). Tuy nhiên loại visa này hiện nay chưa được cấp lại.

6. Câu hỏi thường gặp

Visa thương mai Việt Nam là gì?

Trả lời: Đây là loại thị thực dành cho người nước ngoài đến làm việc, công tác và cả du lịch dài hạn tại Việt Nam, được chia làm 02 loại tương ứng với 02 nhóm đối tượng được cấp khác nhau, có ký hiệu lần lượt là DN1 và DN2.

Thời hạn của Visa thương mai Việt Nam là bao lâu?

Trả lời: Visa thương mại Việt Nam chia theo thời hạn được xếp thành 04 loại, bao gồm visa 1 tháng được nhập cảnh 01 hoặc nhiều lần, và visa 3 tháng được nhập cảnh 01 hoặc nhiều lần.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.